Có rất nhiều loại cáp điện cũng như hãng sản xuất cáp điện. Nhưng đẻ biết công trình mình sẽ chọn loại cáp nào, tiêu chuẩn gì thì hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách đọc một số mã cáp thông dụng trên thị trường cáp điện công trình.
1. Ký hiệu trên dây và cáp điện: 0,6/1kV Cu/XLPE/PVC 3Cx50+1Cx25mm
+ 0,6/1kV tức là cấp điện áp của cáp . Theo IEC là : Uo/U( Um)
Uo: là điện áp định mức ở tần số công nghiệp (50Hz) giữa dây dẫn của cáp với đất hoặc với lắp bọc (màn chắn) kim loại mà cáp được thiết kế để chịu được
U: là điện áp định mức ở tần số công nghiệp (50Hz) giữa dây dẫn của cáp với nhau(điện áp pha) mà cáp được thiết kế để chịu được
Um: Điện áp tối đa mà cáp chịu được
Trong trường hợp trên Uo= 0.6kV; U=1KV
+ Cu : Ký hiệu cáp đồng
+ XLPE: Nghĩa là lớp cách điện giữa các pha của cáp là chất cách điện XLPE
+ PVC: Lớp vỏ bọc bằng PVC ( bọc ngoài lớp XLPE)
3Cx50 + 1Cx25: Dây có 4 lõi ( 03 dây pha có thiết diện 50mm2, và 01 dây trung tính có thiết diện 25mm2)
2. Ký hiệu cáp khác trên dây và cáp điện :
– 0,6/1kV ABC 50mm2x4C
ABC: Cáp nhôm vặn xoắn
– Cáp Cu-Mica/XLPE/PVC 25mm2x1C
Cu-Mica: Cu (đồng), Mica (băng mica)
– Cáp 0,6/1kV Cu/XLPE-Sc/PVC 4mm2x3c
XLPE-Sc: Sc(màn chắn kim loại cho lõi cáp bằng bằng đồng)
– Cáp 0,6/1kV Cu/XLPE-SB/PVC 1,5mm2x4C
XLPE-SB: SB(Lớp bọc lưới đồng chống nhiễu)
– Cáp ACSR 50/8mm2:
ACSR: Là dây phức hợp gồm các sợi dây nhôm bên ngoài chịu trách nhiệm dẫn điện, sợi lõi thép bên trong chịu lực căng dây
50/8mm2: Có ý nghĩa là thiết diện nhôm 50mm2, phần thiết diện lõi thép 8mm2
– Cáp 0,6/1kV Cu/XLPE/LSFH 1,5mm2x4C
LSFH: Cáp ít khói không độc tố(Low smoke Free Halogen Cable)
– Cáp 0,6/1kV Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC
DSTA: Giáp 2 lớp băng nhôm (thường dùng cho cáp 1 lõi) – Double Aluminum tape Armoured
3. Ký hiệu trên dây và cáp điện là: CXV-4×1.5 (4×7/0.52-0.6/1kV)
– CXV :
+ Chữ C chỉ tên vật liệu chế tạo C = đồng ; A = Nhôm hoặc F = Sắt …
+ Chữ X, chữ V thứ 2 và thứ 3 là tên vật liệu cách điện: X = cách điện bằng khoáng chất , V = cách điện Polyetylen dạng lưới.
– 4×1.5 : Nghĩa là loại cáp 4 ruột mỗi ruột có thiết diện 1,5mm2.
-4×7/0.52 : Nghĩa là cáp 4 ruột, mỗi ruột được bện bằng 7 sợi, mỗi sợi có đường kính 0,52mm. Cách qui đổi như sau : Đường kính tổng Đt = 0,52*căn bậc 2 của 7 = 1,38mm. S = (Đt bình phương nhân với pi)/4 = 1,5mm2.
– 0.6/1kV : 0.6 : Loại dây này dùng cho mạng điện hạ áp, 1kV : Nghĩa là lớp cách điện của vỏ đã được thử nghiệm cách điện ở điện áp 1kV
Cách lựa chọn dây điện phù hợp khi thi công điện
Đi dây điện nổi:
Các ống nhựa nổi trên tường và dây điện sé được luồn trong ống. Không nên đi dây quá nhiều trong ống để để có thể rút dây, luồn dây. Các loại dây phù hợp là Cadivi đơn 1×1.5mm hoặc dây đôi CV2x1.5mm là thích hợp nhất cho cách đi dây điện này. Phụ thuộc theo thiết bị sử dụng công suất lớn hay nhỏ mà bạn nên lựa chọn tiết diện dây dẫn cho phù hợp. Đảm bảo sao cho không bị quá tải trong quá trình sử dụng.
Đi dây âm tường, âm sàn:
Bạn cũng cần tính toán sao cho đi dây không quá chật để dễ dàng cho việc sửa chữa về sau. Loại dây nên chọn là những dây gọn gàng, dễ xử lý trong thi công lắp đặt điện.
Đi dây ngầm:
Trong trường hợp dây điện đường luồn ống thép, ống nhựa chịu lực chôn ngầm dưới đất. Điều quan trọng nhất là cần chọn dây điện co lớp vỏ bảo vệ tốt chống thấm nước, thấm ẩm. Bởi để dây trong lòng đất sẽ là điều kiện cho ẩm, nước ngấm vào trong đường ống.
Dây điện ngoài trời:
Dây điện ngoài trời phải có những loại dây đạt tiêu chuẩn và độ bền cao. Một số loại dây hay được sử dụng như cáp Duplex ruột đồng, bọc cách điện PVC và cấp điện áp từ 450/750V. Cáp ruột đồng Duplex, dây được cách điện XLPE.
Đoạn dây cáp điện kế:
Tức là đoạn dây từ đầu nhà vào điện kế. Bạn có thể dùng cáp ĐK-CV ruột đồng, cách điện PVC hoặc ĐK-CXV ruột đồng, cách điện XLPE.
Dây dẫn điện trong nhà:
Là loại dây dẫn từ thiết bị điện kế tới các thiết bị điện trong nhà. Bạn có thể dùng các loại dây theo cách đi dây nổi và đi dây âm tường âm sàn như CV, VC, VCm…
Sưu tầm
Team Dofi.